Vận đơn vô danh (Bearer B/L) là gì

Vận đơn vô danh (Bearer B/L) là gì? Có điểm gì khác biệt. Những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần nắm chắc kiến thức về các loại vận đơn, đặc điểm, chức năng, nội dung… để sử dụng cho phù hợp. Nghiệp vụ logistics sẽ thông tin chi tiết tới bạn về vận đơn vô danh với những điều cần biết qua bài viết dưới đây.

1. Vận đơn vô danh (Bearer B/L) là gì?

Vận đơn vô danh là vận đơn quy định người vận chuyển sẽ thực hiện giao hàng cho bất kỳ ai xuất trình vận đơn cho họ.

Vận đơn vận tải (Bill of Lading) là một loại chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

Trên vận đơn vô danh (To Bearer Bill), phần người nhận hàng (Consignee) sẽ không được ghi rõ tên hoặc bất kỳ thông tin cụ thể nào. Ngoài ra, nếu phát hành theo lệnh, vận đơn cũng không chỉ định rõ lệnh thuộc về ai. Vì vậy, bất kỳ ai sở hữu hợp pháp vận đơn này đều có quyền nhận hàng.

Các trường hợp sau là vận đơn vô danh (Bearer B/L)

– Vận đơn trong ô Consignee bỏ trống hoặc ghi “to Bearer or to Holder”

– Vận đơn có phần ký hậu bỏ trống (endorsed in blank)

– Vận đơn ký hậu theo lệnh để trống (endorsed to order in blank)

– Vận đơn ký hậu cho người cầm (endorsed to Bearer or to Holder)

Vận đơn vô danh (Bearer B/L) là gì
Vận đơn vô danh (Bearer B/L) là gì

Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách trao tay và có thể chuyển thành vận đơn đích danh hay vận đơn theo lệnh bằng thủ tục ký hậu.Vận đơn theo lệnh (To order) có thể được chuyển đổi thành vận đơn đích danh (Straight Bill) nếu trong phần ký hậu ghi rõ tên người nhận hàng. Ngược lại, nếu phần ký hậu chỉ ký mà không ghi rõ tên người nhận, nó sẽ trở thành vận đơn vô danh (To bearer Bill).

>> Xem thêm: Vận Đơn Đích Danh (Straight Bill of Lading): Khi Nào Sử Dụng?

2. Khi nào sử dụng vận đơn vô danh (Bearer B/L)?

Vận đơn vô danh thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

– Khi không cần xác định rõ danh tính người nhận hàng tại thời điểm phát hành vận đơn.

– Khi giao dịch hàng hóa có nhiều trung gian và yêu cầu chuyển nhượng nhanh.

Vận đơn vô danh phù hợp với giao dịch nội địa hoặc quy mô nhỏ

Khi nào sử dụng vận đơn vô danh (Bearer B/L)
Khi nào sử dụng vận đơn vô danh (Bearer B/L)

Tuy nhiên Bearer B/L này ít được áp dụng trong thương mại quốc tế do rủi ro cao. Do vận đơn vô danh (Bearer B/L) có thể được chuyển nhượng đơn giản bằng cách trao tay mà không xác định rõ danh tính người nhận, nên trong giao dịch thương mại quốc tế, loại vận đơn này ít được sử dụng hơn vì tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý.

>> Tham khảo: Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

3. Phân biệt vận đơn vô danh với vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh

Tiêu chíVận Đơn Vô Danh (Bearer B/L)Vận Đơn Đích Danh (Straight B/L)Vận Đơn Theo Lệnh (To Order B/L)
Thông tin người nhậnKhông ghi rõ tên người nhận ở ô (Consignee) hoặc phát hành mà không chỉ định.Ghi rõ tên người nhận hàng. Theo lệnh của người gửi hàng, ngân hàng, hoặc một bên chỉ định.
Khả năng chuyển nhượngChuyển nhượng đơn giản bằng cách trao tay.Không thể chuyển nhượng.Chuyển nhượng bằng ký hậu (Endorsement).
Quyền nhận hàngAi giữ vận đơn sẽ có quyền nhận hàng.Chỉ người được ghi tên trên vận đơn mới có quyền nhận hàng.Người được chỉ định trên vận đơn hoặc qua ký hậu.
Ưu điểmLinh hoạt, dễ chuyển nhượng.Đảm bảo hàng giao đúng người nhận.Phù hợp với thương mại quốc tế, tính bảo mật và linh hoạt cao.
Nhược điểmRủi ro pháp lý cao, khó kiểm soát quyền sở hữu.Không chuyển nhượng được, hạn chế trong giao dịch trung gian.Cần quy trình ký hậu, phức tạp hơn vận đơn vô danh.
Phạm vi sử dụngÍt phổ biến trong thương mại quốc tế, thường dùng nội địa.Phổ biến trong giao dịch đơn giản, không qua nhiều trung gian.Thường được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế.
Có thể chuyển thành vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh khi mục ký hậu vô danh được bỏ trống.Không thể chuyển thành vận đơn vô danh hay vận đơn theo lệnh.

4. Nội dung của vận đơn vô danh

  • Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu,
  • Cảng xếp hàng (POL): Địa điểm hàng hóa được đưa lên tàu.
  • Cảng dỡ hàng (POD): Địa điểm hàng hóa được dỡ xuống khỏi tàu.
  • Tên và địa chỉ người gửi hàng (Shipper):
  • Tên và địa chỉ người nhận hàng (Consignee): (rất quan trọng, đây là điểm khác biệt so với các vận đơn khác, không ghi tên người nhận hàng (Consignee) hoặc ghi theo lệnh mà không chỉ định cụ thể lệnh này thuộc về ai. Trong một số trường hợp, mục này để trống để bất kỳ ai sở hữu vận đơn đều có quyền nhận hàng.
  • Đại lý, bên thông báo chỉ định
  • Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích
  • Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán
  • Thời gian và địa điểm cấp vận đơn: Ngày vận đơn được ký và phát hành và địa điểm vận đơn đơn phát hành
  • Số bản gốc vận đơn
  • Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng, hoặc đại lý) để xác nhận tính hợp lệ của vận đơn.

> > Xem thêm: Vận Đơn Sạch Là Gì? Cách Nhận Biết Vận Đơn Sạch

Nội dung chi tiết của một Vận đơn (Bill of lading)

Trên đây Nghiệp vụ logistics đã thông tin chi tiết tới bạn về vận đơn vô danh (Bearer B/L) là gì? nội dung chính và những trường hợp sử dụng vận đơn vô danh, giúp bạn phân biệt vận đơn vô danh với một số loại vận đơn khác thường gặp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn đầy đủ nhất về vận đơn vô danh và áp dụng hiệu quả vào công việc của mình.

Rate this post

By

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *