Vận đơn đường biển - B/L

Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ (Agent) cấp phát cho người gửi hàng (Shipper) sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển.

Vậy chức năng của Bill of Lading là gì? Quy trình phát hành vận đơn đường biển như thế nào? Cùng Nghiệp vụ Logistics tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Chức năng và tác dụng của Bill of Lading –  B/L

a) Chức năng của vận đơn đường biển – B/L

Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính: khóa học trưởng phòng nhân sự tại tphcm

  • Vận đơn là bằng chứng xác nhận người chở hàng đã nhận chuyên chở lô hàng của bạn theo thông tin trên bill: Người nhận, người gởi, chủng loại, số lượng hàng hóa, tình trạng….
  • Vận đơn là giấy tờ có giá trị dùng để thanh toán, định đoạt tại ngân hàng. Vận đơn minh chứng cho quyền sở hữu hàng hóa do đó vận đơn GỐC có thể mua bán được.
  • Vận đơn được xem là hợp đồng vận chuyển đã được ký. Trong thuê tàu chuyến thì người vận chuyển và chủ hàng phải ký kết trước hợp đồng. Tuy nhiên trong thuê tàu chợ (tàu container, hàng LCL ) thì hãng tàu không có ký kết hợp đồng trước, mà hai bên chỉ có giấy xác nhận lưu cước (Booking note) sau khi hàng đã lên tàu cấp bill thì trách nhiệm mỗi bên mới bắt đầu. 

b) Tác dụng của Bill of Lading – B/L

Vận đơn có rất nhiều tác dụng trong giao dịch ngoại thương. Sau đây là một số tác dụng chính:

– Vận đơn có tính pháp lý điều chỉnh mối quan hệ người chớ hàng, người xếp hàng và người nhận hàng.

– Vận đơn là căn cứ để khai hải quan, Manifest. khóa học về quản trị nhân sự

– Vận đơn xác nhận số lượng, chủng loại hàng người bán gởi cho người mua từ đó làm cơ sở để đóng thuế xuất nhập khẩu.

– Vận đơn là một trong những giấy tờ quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

– Vận đơn có thể làm giấy tờ mua bán, chuyển nhượng… 

2. Quy trình phát hành và sử dụng Bill of Lading – B/L

Khi cấp vận đơn, người chuyên chở (chủ tàu) hoặc đại diện của họ phải ký phát hành vận đơn và ghi rõ tư cách pháp lý. Trong thực tế, vận đơn thường do người chuyên chở, chủ tàu, thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở, chủ tàu hay thuyền trưởng ký.

Vận đơn đường biển được phát hành theo các bản gốc (Original) và bản sao (Copy). Các bản gốc được phát hành theo bộ, một bộ có thể có một bản gốc duy nhất hoặc hai hay nhiều bản gốc giống nhau.

Bill of Lading - B/L Vận đơn đường biển

(1) Người gửi hàng giao hàng cho người vận tải (người chuyên chở) học hành chính nhân sự

(2) Người vận tải phát hành vận đơn cho người gửi hàng

(3) Người gửi hàng chuyển bộ chứng từ (bao gồm vận đơn) cho người nhận hàng

(4) Người nhận hàng xuất trình vận đơn cho đại lý của người vận tải ở cảng đến để nhận hàng (phải xuất trình vận đơn gốc trừ trường hợp đặc biệt) học nghiệp vụ xuất nhập khẩu online

(5) Đại lý của người vận tải ở cảng đến giao hàng cho người nhận hàng

Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

3. Nội dung chính của Bill of Lading – B/L

Mặt trước của B/L được chia theo từng ô và có các nội dung quan trọng liên quan đến lô hàng được vận tải trong khi mặt sau in sẵn các điều khoản chuyên chở. Dưới đây là các nội dung chính ở mặt trước của B/L:

(1) Số vận đơn (NUMBER OF BILL OF LADING / BILL NO.)

(2) Người gửi hàng (SHIPPER) học xuất nhập khẩu

(3) Người nhận hàng (CONSIGNEE)

(4) Tên tàu (VESSEL NAME)

(5) Cảng xếp hàng (PORT OF LOADING – POL)

(6) Cảng dỡ hàng (PORT OF DISCHARGE – POD)

(7) Mô tả hàng hóa (DESCRIPTIONS OF GOODS)

(8) Số kiện và cách đóng gói (NUMBER OF CONTAINERS OR PACKGES)

(9) Thể tích (MEASUREMENTS / VOLUME) 

(10) Trọng lượng toàn bộ (TOTAL WEIGHT / GROSS WEIGHT)

(11) Cước phí và Phụ phí (FREIGHT AND CHARGES)

(12) Số bản vận đơn gốc (NUMBER OF ORIGINAL BILL OF LADING)

(13) Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (PLACE AND DATE OF ISSUE)

(14) Chữ ký của người vận tải (CARRIER’S SIGNATURE)

Lưu ý:

  • Bộ chứng từ thường được gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh hàng không quốc tế (nên thường đến tay người nhập khẩu nhanh hơn lô hàng cập cảng nước nhập khẩu). lớp học kế toán
  • Nếu sử dụng vận đơn SURRENDER hoặc TELEX RELEASE thì không thể xuất trình B/L gốc.
  • Đại lý chỉ có trách nhiệm giao hàng khi nhận được vận đơn gốc đầu tiên xuất trình tại cảng đến. Khi một bản vận đơn gốc được xuất trình để nhận hàng thì các bản khác sẽ không còn giá trị.

Bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu được B/L là gì, chức năng, tác dụng của Bill of Lading, quy trình phát hành – sủ dụng cùng nội dung của vận đơn đường biển. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Nghiệp vụ Logistics để có thêm kiến thức và kinh nghiệm để xử lý tốt công việc trong thực tế.

Xem thêm các bài viết:

4.9/5 - (27 bình chọn)

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *