Phí GRI (General Rate Increase) là gì?

Phí GRI hay General Rate Increase là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực logistics và xuất nhập khẩu. Đây là khoản phí mà các hãng tàu áp dụng để điều chỉnh giá cước vận chuyển nhằm bù đắp cho những biến động thị trường, tăng chi phí hoặc nhu cầu về dịch vụ vận tải. Vậy phí GRI là gì? Tại sao các hãng tàu lại thu phí GRI và cần làm gì để giảm thiểu tác động tiêu cực của phí GRI? Hãy cùng Nghiệp vụ logistics tìm hiểu chi tiết về phí GRI qua bài viết sau.

1. Phí GRI (General Rate Increase) là gì?

Phí GRI hay General Rate Increasephụ phí cước vận chuyển tăng, đây là khoản phí tăng giá cước vận chuyển mà các hãng tàu áp dụng trên các tuyến hàng hải trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích của phí này là để điều chỉnh giá cước vận tải biển khi có những biến động về chi phí hoạt động như nhiên liệu, hoặc vào mùa cao điểm, hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của hãng tàu.

Phí GRI thường được áp dụng theo định kỳ và có thể ảnh hưởng đến tổng chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Hãng tàu sẽ là người thu phí GRI, dựa trên cơ sở cung – cầu thực tế đối với tuyến vận tải đó tại thời điểm nhất định để đưa ra mức GRI cho phù hợp.

Hiện tại, để công khai minh bạch trong việc tăng phụ phí vận chuyển, các hãng tàu sẽ cung cấp thông báo cụ thể về việc điều chỉnh cước phí. Họ sẽ công khai bảng điều chỉnh chi tiết trên trang web chính thức, giúp khách hàng dễ dàng tra cứu và theo dõi. Dựa trên thông báo này, các hãng tàu sẽ áp dụng thu phí GRI một cách hợp lý.

>> Xem thêm: D/O là gì? Phí D/O trong xuất nhập khẩu

Phí THC là phí gì?

Phí chỉnh sửa B/L (Amendment fee)

2. Tại sao các hãng tàu áp dụng phí GRI?

Phí GRI được các hãng tàu áp dụng nhằm điều chỉnh giá cước vận chuyển khi có những thay đổi trong chi phí hoạt động và thị trường. Hãng tàu áp dụng phụ phí cước vận chuyển tăng GRI do một số nguyên nhân sau:

Biến động chi phí nhiên liệu: Nhiên liệu chiếm một phần lớn trong tổng chi phí vận hành tàu biển. Khi giá nhiên liệu biến động, đặc biệt là khi tăng mạnh, các hãng tàu phải tăng cước phí để bù đắp chi phí này.

Thay đổi về cung và cầu thị trường: Khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt trong mùa cao điểm hoặc do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các hãng tàu có thể áp dụng phí GRI để cân đối cung cầu và tối ưu hóa lợi nhuận cho các hãng tàu.

Chi phí bảo trì và vận hành tàu: như bảo trì định kỳ, chi phí lao động, quản lý tàu, … cũng có thể tạo áp lực lên ngân sách của hãng tàu, khiến họ cần phải tăng cước phí qua việc áp dụng GRI.

Tình hình cạnh tranh và điều chỉnh giá thị trường: Trong môi trường cạnh tranh, việc các hãng tàu điều chỉnh giá cước thông qua phí GRI giúp họ duy trì sự cân đối trong việc cung cấp dịch vụ vận tải chất lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên, các hãng tàu không thể tùy tiện tăng phí GRI mà phải tuân theo quy trình cụ thể và có thông báo trước. Đặc biệt tại Mỹ, theo quy định của Bộ Quy tắc Liên bang Hoa Kỳ (Code of Federal Regulations of the United States of America), phí GRI cần phải được thông báo trước cho Ủy ban Hàng hải Liên bang (FMC) ít nhất 30 ngày. Mặc dù các hãng tàu có thể điều chỉnh giảm cước, nhưng không được phép tăng phụ phí vượt quá mức đã đăng ký với FMC.

>> Tham khảo: Học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phí GRI

Phí GRI (General Rate Increase) thường không cố định mà thay đổi theo từng tuyến đường và thời điểm cụ thể. Hãng tàu sẽ công bố mức phí GRI dựa trên nhiều yếu tố. Cách tính phí GRI thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

Tuyến đường vận chuyển: Mỗi tuyến đường sẽ có một mức GRI khác nhau dựa trên nhu cầu của khách hàng và sự cạnh tranh giữa các hàng tàu. Các tuyến đường phổ biến và đông đúc có thể có mức phí GRI thấp hơn so với các tuyến ít lưu thông.

Thời gian áp dụng: Phí GRI thường được áp dụng vào những thời điểm nhất định, thường là vào đầu các quý hoặc khi thị trường có sự biến động lớn. Hãng tàu sẽ thông báo trước một khoảng thời gian về việc áp dụng phí GRI để doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể điều chỉnh kế hoạch vận chuyển.

Khối lượng hàng hóa: Mức phí GRI cũng phụ thuộc vào chủng loại và khối lượng hàng hóa. Những lô hàng có trọng lượng lớn hoặc yêu cầu các dịch vụ đặc biệt có thể bị tính phí cao hơn.

Phí GRI (General Rate Increase) là gì?
Phí GRI (General Rate Increase) là gì?

Tình hình mức phí GRI áp dụng hiện nay:

Tuyến châu Á – châu Âu: phí GRI tăng mạnh do tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển và sự thiếu hụt container. Mức tăng dao động từ 300 đến 700 USD/container 20 feet tùy theo hãng tàu và thời điểm. Hapag-Lloyd vào tháng 4/2023 đã áp dụng mức tăng 500 USD/container 20 feet cho tuyến này.

Tuyến châu Á – Bắc Mỹ: Trong năm 2023, mức phí GRI cho tuyến này đã tăng trung bình từ 500 đến 1.000 USD/container 40 feet. Các hãng tàu như Maersk và Hapag-Lloyd đã công bố đợt tăng phí GRI từ đầu quý 2 năm 2023.

>> Xem thêm: Local Charge (LCC) Là Gì? Cách Tính Phí Local Charge Thường Gặp

Các Loại Phụ Phí Trong Vận Tải Đường Biển

4. Ảnh hưởng của phụ phí GRI đến hoạt động logistics & xuất nhập khẩu

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam đã phải đối mặt với việc các hãng tàu đột ngột thông báo tăng phí GRI trong tuyến vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến châu u vào năm 2022-2023, ngay cả khi đã đặt chỗ trước đó.

Một công ty xuất khẩu dệt may từ Việt Nam gửi hàng sang Đức đã gặp tình huống hãng tàu đột ngột tăng phí GRI lên 800 USD/container 40 feet, dù đã đặt chỗ trước. Công ty phải thương lượng với khách hàng để tăng giá hợp đồng, nhưng bị từ chối, buộc họ phải chịu toàn bộ chi phí. Bên Forwarder cũng gặp khó khăn khi khách hàng yêu cầu giảm phí vận chuyển, gây áp lực lớn trong việc duy trì mối quan hệ. Đây là minh chứng rõ ràng về tác động tiêu cực của GRI đến chi phí và quan hệ kinh doanh trong chuỗi cung ứng.

Như vậy phụ phí cước vận chuyển tăng GRI có những tác động tiêu cực tới hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, cụ thể:

– Khi phí GRI được áp dụng, bên mua và bán buộc phải thảo luận và thương lượng để điều chỉnh tăng giá trị hợp đồng nhằm bù đắp cho sự tăng thêm của chi phí vận chuyển. Điều này đặc biệt quan trọng nếu các bên đã đặt chỗ trên tàu nhưng đột ngột nhận thông báo về việc áp dụng phí GRI từ hãng tàu. Ngay cả khi hàng hóa chưa được xếp lên tàu, người gửi hàng vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán phần phụ phí này.

– Thực tế, nhiều hãng tàu và công ty giao nhận thường sử dụng thuật ngữ “VATOS” (Valid At Time Of Shipping), nghĩa là các khoản phụ phí như GRI hay BAF chỉ được xác định tại thời điểm tàu khởi hành. Điều này khiến bộ phận báo giá của hãng tàu và công ty logistics phải rất cẩn trọng khi cung cấp báo giá cho khách hàng, đồng thời luôn lưu ý về khả năng phát sinh các phụ phí không dự đoán trước.

Phí phát sinh phí GRI, giá cước tăng đột biến, khách hàng thường có xu hướng đổ lỗi cho bên giao nhận (Forwarder), và trong nhiều trường hợp còn từ chối thanh toán phụ phí này. Điều này có thể dẫn đến việc yêu cầu bên Forwarder phải giảm giá hoặc gánh chịu một phần chi phí GRI. Các doanh nghiệp logistics lớn thường có lợi thế trong đàm phán với khách hàng và hãng tàu, nhưng những công ty nhỏ, do không có nhiều quyền lực trong các cuộc thương lượng, có thể phải đối mặt với nguy cơ mất khách hàng hoặc bị yêu cầu bồi thường.

Bên cạnh đó, GRI cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, buộc họ phải điều chỉnh giá bán và có thể làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao tình hình biến động cước phí vận chuyển để có thể phản ứng kịp thời và linh hoạt.

Tham khảo: Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online – Tương tác trực tiếp cùng chuyên gia XNK trên 10 năm kinh nghiệm

5. Cần làm gì để hạn chế tác động tiêu cực của phụ phí GRI

Để hạn chế tác động tiêu cực của phụ phí GRI, các doanh nghiệp và bên giao nhận cần thực hiện các biện pháp sau:

Đàm phán hợp đồng rõ ràng: Thỏa thuận trước với đối tác vận chuyển về các loại phụ phí tăng thêm như GRI ngay trong hợp đồng để tránh bất ngờ khi chi phí tăng, ghi rõ nội dung áp dụng từng mức phí trong trường hợp cụ thể, từ đó giúp các bên xác định trách nhiệm khi có sự thay đổi phí vận chuyển.

Theo dõi biến động thị trường: Thường xuyên cập nhật thông tin về phí GRI và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận tải để dự trù chi phí và có thể lên kế hoạch vận chuyển hàng hóa lên tàu trước thời gian có thông báo tăng phí GRI.

Sử dụng dịch vụ vận tải dài hạn: Đàm phán hợp đồng vận chuyển dài hạn với hãng tàu để cố định giá cước trong thời gian nhất định, giảm thiểu rủi ro tăng phí đột ngột.

Đa dạng hóa lựa chọn vận tải: Xem xét sử dụng nhiều hãng tàu hoặc phương thức vận chuyển khác nhau, so sánh giá cước các dịch vụ đi kèm để có sự linh hoạt khi phí GRI tăng cao, giảm thiểu rủi ro trong vận chuyển.

Lên kế hoạch vận chuyển hợp lý: Sắp xếp lịch trình xuất nhập hàng một cách hiệu quả để tránh các đợt tăng phụ phí vào mùa cao điểm.

Các biện pháp này giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn chi phí vận tải và giảm bớt tác động của phụ phí GRI lên hoạt động kinh doanh.

Trên đây Nghiệp vụ logistics đã tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về phí GRI (General Rate Increase), những ảnh hưởng và các cách để giảm thiểu sự tác động tiêu cực của GRI tới hoạt động vận chuyển hàng hóa và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức về ngành xuất nhập khẩu, logistics, các phụ phí trong vận chuyển quốc tế hãy tham gia khóa học xuất logistics & xuất nhập khẩu thực tế để hiểu biết sâu hơn kiến thức về ngành.

Rate this post

By

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *