Outsourcing la gi

Chúng ta thường nghe rất nhiều về Outsourcing hoặc Insourcing. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực, miễn là lĩnh vực đó có nhu cầu thuê ngoài. Xuất nhập khẩu cũng là lĩnh vực có hoạt động thuê ngoài outsourcing rất phổ biến.

>>>> Xem thêm: Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Logistics Về Hải Quan

1. Outsourcing Là Gì?

Outsource hay Outsourcing thường được gọi một cách quen thuộc là “thuê ngoài”, đây là hành động doanh nghiệp thuê đơn vị ngoài để thực hiện các nhiệm vụ, dự án hoặc sản xuất sản phẩm theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp. Công ty, tổ chức được thuê thường có trình độ chuyên môn cao, cung cấp dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực. Phương án này thường được doanh nghiệp lựa chọn khi không có đủ nguồn lực để thực hiện tốt công việc hoặc muốn tiết kiệm chi phí sản xuất, vận hành.

2. Vì Sao Outsourcing Được Ưa Chuộng?

Không ngẫu nhiên, outsourcing được các doanh nghiệp vô cùng ưa chuộng như vậy. Với việc sử dụng dịch vụ outsourcing, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích như:

Tiết kiệm chi phí

Rõ ràng, việc thuê ngoài luôn tiết kiệm chi phí hơn doanh nghiệp tự setup một mảng mới để làm.

Đặc biệt, việc mua sắm các trang thiết bị hoặc cần một địa điểm mới để làm một dự án có thể rất cao, cao hơn nhiều so với chi phí outsource bên ngoài. Trong những trường hợp này, thuê ngoài sẽ tiết kiệm chi phí hơn là mở rộng hoạt động nội bộ doanh nghiệp.

Không cần tuyển dụng nhân sự

Khi doanh nghiệp đã lựa chọn thuế outsourcing ngoài, doanh nghiệp sẽ tiết giảm được thời gian, chi phí để tuyển dụng nhân sự.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không cần phải đầu tư vào việc đào tạo nhân viên những kỹ năng mới. Mặt khác, nhân viên cũng có thể rời đi bất cứ lúc nào. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ tránh được rủi ro này bằng cách thuê ngoài.

Hiệu quả cao

Với việc thuê ngoài, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn 1 đơn vị cung cấp có kinh nghiệm chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cần.

Ví dụ, nếu một công ty đang tìm kiếm các chuyên gia công nghệ có hiểu biết sâu sắc về một ngôn ngữ lập trình cụ thể, họ có thể dễ dàng tìm thấy một dịch vụ công nghệ thông tin chuyên nghiệp phù hợp.

Chắc chắn những đơn vị này có sẽ chuyên môn tốt hơn so với nhân sự tại doanh nghiệp của bạn.

Tập trung đúng vào các khía cạnh cốt lõi

Việc thuê ngoài các quy trình kinh doanh sẽ giúp giải phóng năng lượng của bạn và cho phép bạn tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cũng như cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao hơn.

2. Outsourcing Trong Xuất Nhập Khẩu

Outsourcing trong xuất nhập khẩu logistics là việc doanh nghiệp thuê ngoài thực hiện các dịch vụ vận chuyển, kho bãi, hải quan và phân phối từ các đối tác chuyên nghiệp thay vì tự mình quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng.

Thay vì đầu tư vào hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp chọn sử dụng dịch vụ từ các đối tác chuyên nghiệp để tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa hiệu quả và tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi như sản xuất và mở rộng thị trường.

Outsourcing trong xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng về cơ sở hạ tầng và nhân lực, đồng thời tiếp cận được với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng.

Outsourcing trong xuất nhập khẩu logistics còn được biết tới với các thuật ngữ “thuê ngoài logistics”, “hậu cần bên thứ ba”, hậu cần thuê ngoài”.

Outsourcing la gi

3. Dịch Vụ Thuê Ngoài Logistics – Outsourcing Logistics

Về dịch vụ thuê ngoài logistics đã quá phổ biến, thuê ngoài logistics là việc doanh nghiệp sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên ngoài thay mặt doanh nghiệp để tổ chức và triển khai hoạt động logistics.

>>> Bài viết xem nhiều: Review KHÓA HỌC MUA HÀNG Quốc Tế Ở Đâu Tốt Nhất

Các dịch vụ doanh nghiệp logistics cung cấp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu bao gồm: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ hải quan, dịch vụ làm C/O, làm kiểm dịch, hun trùng,…tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Về bản chất việc thuê ngoài logistics là chiến lược loại trừ các chức năng kinh doanh không cốt lõi (none core competency) để tập trung nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh chủ yếu & là thế mạnh của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tránh bị ôm đồm quá nhiều nghiệp vụ không phải là điểm mạnh của doanh nghiệp.

Sự xuất hiện của việc thuê ngoài logistics chính là một biện pháp nhằm cắt giảm chi phí của doanh nghiệp, có tác động đến hàng loạt các công việc, từ hỗ trợ khách hàng, việc sản xuất đến công việc giấy tờ hành chính.

Ví dụ: Doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng nông sản thì có thể thuê ngoài dịch vụ vận chuyển quốc tế, dịch vụ hải quan…và chỉ tập trung vào nhiệm vụ chính của công ty là tìm kiếm khách hàng nước ngoài & chốt hợp đồng mua bán với khách hàng, chuẩn bị chứng từ cho lô hàng xuất khẩu.

Ưu điểm Của Thuê Ngoài Logistics

Nhìn vào đặc thù của việc thuê ngoài logistics kể trên, chúng ta có thể hình dung được rằng, thuê ngoài logistics tồn tại được là do có rất nhiều ưu điểm như:

Tiết kiệm chi phí lao động và khai thác được nguồn nhân lực có kỹ năng nghiệp vụ cao.

Chi phí cho dịch vụ thuê ngoài thường ít hơn việc tự xây dựng đội ngũ trong công ty. Nếu công ty tự tự duy trì đội ngũ cho riêng mình, sẽ phải trả thêm thuế thu nhập cá nhân, và đóng các loại bảo hiểm cho nhân viên.

Đảm bảo năng lực sản xuất của công ty.

Cải thiện hiệu quả và năng suất, tập trung chuyên môn hóa vào các khía cạnh cốt lõi của công ty.

Chiến lược thuê ngoài cũng giúp tiết kiệm thời gian xử lý 1 đơn hàng, làm thời gian quay vòng mua bán nhanh hơn, tăng khả năng cạnh tranh trong một ngành và cắt giảm chi phí hoạt động chung như chi phí tuyển dụng nhân sự.

Hạn chế của thuê ngoài logistics

– Bị thụ động trong xử lý đơn hàng & các tình huống phát sinh: doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc vào bên thuê ngoài logistics, nhiều tình huống phát sinh sẽ bị lúng túng, chưa biết cách xử lý và phải nhờ sự hỗ trợ của bên nhận thuê ngoài logistics.

– Quy trình nghiệp vụ bị gián đoạn: trong trường hợp này chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dự trữ cao hơn mức cần thiết hoặc thời gian đáp ứng đơn hàng kéo dài.

Rò rỉ dữ liệu và thông tin nhạy cảm: Để có thể sử dụng dịch vụ thuê ngoài logistics, doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin về doanh nghiệp, về đơn hàng cho bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài logistics. Các nhà cung cấp phục vụ rất nhiều khách hàng nên nguy cơ rò rỉ thông tin có thể xảy ra. Việc sử dụng tường lửa (firewalls) giữa doanh nghiệp với 3PLs giúp giảm bớt nguy cơ này nhưng lại giảm khả năng thích ứng giữa hai bên.

4. Thực Trạng Thuê Ngoài Logistics ở Việt Nam

Hoạt động của các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam vô cùng nhộn nhịp, các công ty dịch vụ logistics mở ra ngày càng nhiều. Điều này đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ thuê ngoài logistics.

Các doanh nghiệp dịch vụ logistics không chỉ cung cấp dịch vụ thuê ngoài cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước, mà còn là làm dịch vụ cho rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài.
Với lợi thế nằm ở trung tâm khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế; đặc biệt có tuyến bờ biển dài, nhiều địa điểm có thể xây cảng nước sâu, cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết…, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ logistics.
Từ cuối năm 2023 Việt Nam lọt top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới và đứng thứ 4 Đông Nam Á, sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan.
Về hoạt động logistics trong nước, Việt Nam được đánh giá ở vị trí 16, cải thiện 1 bậc so với năm 2022 với 5,02 điểm. Còn về yếu tố cơ hội logistics quốc tế, Việt Nam hiện dẫn đầu Đông Nam Á, đứng vị trí thứ 4 của bảng xếp hạng với 6,03 điểm. Dựa trên các điều kiện kinh doanh và chỉ số sẵn sàng công nghệ, Việt Nam được đánh giá lần lượt ở vị trí 19 và 15 của bảng xếp hạng.
Nhìn chung hoạt động cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển, cần cải thiện những yếu tố liên quan đến công nghệ, hạ tầng để dịch vụ logistics ngày càng phát triển và xứng tầm với tiềm năng của Việt Nam.

Hi vọng bài viết đã giúp ích nhiều cho bạn khi tìm hiểu về dịch vụ thu ngoài logistics, và các vấn đề liên quan đến Outsourcing. Hãy cùng Nghiệp vụ Logistics chia sẻ thêm những thuật ngữ liên quan mà bạn biết dưới phần bình luận để lan tỏa kiến thức tới mọi người nhé.

Hãy tham gia ngay diễn đàn logistics Việt Nam, nơi chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức thực tế từ các chuyên gia hàng đầu.

Rate this post

By

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *