FTL (Full Truck Load) là gì

FTL (Full Truck Load) là gì? Trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, FTL là phương thức rất hay bắt gặp. Tuy nhiên có rất nhiều bạn chưa biết FTL (Full Truck Load) là gì? Có đặc điểm gì và khi nào nên dùng? Nghiệp vụ logistics sẽ thông tin chi tiết tới bạn qua bài viết sau.

1. FTL (Full Truck Load) là gì?

Full Truck Load là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng nguyên một xe tải để chở hàng cho một chủ hàng duy nhất. Vận chuyển hàng hóa theo FTL, hàng hóa của bạn sẽ chất đầy một xe tải, vận chuyển xuyên suốt từ điểm đầu tới điểm cuối và bàn giao cho người nhận ở điểm cuối.

Khác với LTL (Less Than Truckload) là hình thức vận chuyển hàng lẻ, nhiều chủ hàng cùng gửi hàng trên một xe tải thì FTL không chia sẻ không gian xe với hàng của bên kỳ bên nào khác.

FTL (Full Truck Load) là gì

2. Đặc điểm của FTL (Full Truck Load)

– Khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn: Nếu bạn có nhu cầu gửi hàng nhiều, trọng lượng lớn, hoặc hàng cồng kềnh thì FTL (Full Truck Load), gửi nguyên một xe tải để gửi hàng là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

– Đi thẳng từ điểm gửi đến điểm nhận: vì bạn đã gửi full nguyên xe tải nên hàng hóa không cần dừng lại các điểm tập kết, các điểm trả hàng khác nhau mà đi thẳng từ điểm gửi đến điểm nhận.

– Thời gian giao nhanh hơn: vì FTL (Full Truck Load) hàng hóa đi thẳng từ điểm đầu tới điểm cuối, chỉ tập trung chuyên chở cho lô hàng của bạn nên sẽ đi nhanh hơn.

– Giảm thiểu rủi ro hư hỏng, mất mát: khi vận chuyển theo phương thức FTL, hàng hóa không cần bốc xếp nhiều lần lên xuống, hạn chế rủi ro hỏng hóc khi vận chuyển nhiều lần. Tránh mất mát trong quá trình vận chuyển ở các điểm trung chuyển, giao nhận với lô hàng của chủ hàng khác.

>> Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng FCL (full container loading)

3. Ưu, nhược điểm của FTL (Full Truck Load)

Ưu điểm của phương thức vận chuyển FTL (Full Truck Load)

– Tốc độ giao hàng nhanh hơn (không trung chuyển): FTL chỉ chuyên chở hàng hóa của một chủ hàng, chạy xuyên suốt từ điểm đầu tới điểm cuối nên tốc độ giao hàng nhanh chóng. Giúp rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển,
đặc biệt phù hợp với những lô hàng cần giao gấp hoặc có thời gian lưu kho ngắn.

– An toàn hàng hóa cao hơn: do không cần xếp dỡ nhiều lần nên hàng hóa đảm bảo an toàn cao hơn. Đây là lý do nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng giá trị cao, dễ vỡ, hoặc hàng lạnh chọn hình thức FTL.

– Phù hợp cho hàng dễ hỏng, hàng giá trị cao: FTL (Full Truck Load) có thể sử dụng linh hoạt các loại xe chuyên dụng như xe đông lạnh, xe mui bạt, xe container phù hợp với yêu cầu của từng loại hàng hóa. Do đó rất tiện lợi cho hàng nông sản, thực phẩm, máy móc kỹ thuật lớn, vật tư y tế…

– Dễ kiểm soát & theo dõi: vì hàng của một chủ hàng duy nhất nên thông tin được cập nhật theo hệ thống, liên hệ nhanh chóng với tài xế, giúp chủ hàng chủ động xử lý sự cố, theo dõi tiến độ và phối hợp đầu nhận hàng tốt hơn.

>> Xem thêm: LCL Là Gì? Tất Tần Tật Kiến Thức Về Hàng Lẻ (LCL)

Nhược điểm của phương thức vận chuyển FTL (Full Truck Load)

– Chi phí cao nếu không sử dụng hết tải trọng: nếu doanh nghiệp có số lượng hàng hóa ít hơn nhiều so với tải trọng xe, mà dùng FTL thì sẽ gây lãng phí và đội chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị hàng hóa lên cao. Khi đó doanh nghiệp nên chọn phương thức LTL (Less Than Truckload) thay thế.

– Không linh hoạt với lô hàng nhỏ, hàng đi không đều

– Đòi hỏi kế hoạch điều phối và vận hành tốt: doanh nghiệp phải tự lên kế hoạch vận chuyển hàng hóa của mình, theo dõi tiến độ và xử lý đơn hàng của mình.

>> Xem thêm: Ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng

4. Khi nào nên chọn FTL?

  • Với những đặc điểm và ưu nhược điểm kể trên của phương thức vận chuyển Full Truck Load, dễ dàng nhận thấy doanh nghiệp nên chọn FTL trong các trường hợp sau:
  • Lô hàng nặng, cồng kềnh, số lượng hàng hóa lớn, có thể chất đầy toàn bộ xe. để giảm chi phí và vận chuyển hàng nhanh chóng.
  • Hàng dễ hư hỏng cần giao nhanh (nông sản, thực phẩm), hoặc các hàng cần giao trong điều kiện bảo quản nhiệt độ lạnh, thì giao FTL với tốc độ giao hàng nhanh, giảm thiểu trung chuyển, hạn chế va đập, giảm thiểu hư hỏng hàng hóa.
  • Hàng có giá trị cao (điện tử, dược phẩm): cần đảm bảo an toàn.
  • Khi cần đảm bảo lịch trình và bảo mật

Khi nào nên chọn FTL

Quy trình gửi hàng FTL (Full Truck Load)

Bước 1: Doanh nghiệp nên kế hoạch gửi hàng, số lượng hàng gửi, các yêu cầu khác và gửi yêu cầu đặt xe tải FTL.

Bước 2: Định giá theo tải trọng, khoảng cách vận chuyển, loại xe (xe tải, xe container, xe tải mui bạt, xe đông lạnh,… để đàm phán giá cả và chốt hợp đồng vận chuyển và các điều khoản vận chuyển của phương thức FTL.

Bước 3: Doanh nghiệp chuẩn bị hàng, tiến hành chất hàng lên xe theo thời gian, địa điểm đã ký kết.

Bước 4: Xe vận chuyển hàng tới đích, bàn giao cho bận nhận hàng, ký nhận, hoàn tất chứng từ vận chuyển.

>> Tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu, logistics thực tế

5. Những lưu ý khi thuê dịch vụ vận tải FTL

Kiểm tra kỹ năng lực nhà vận chuyển: đảm bảo nhà vận chuyển đã hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm vận chuyển, uy tín.

Thỏa thuận rõ về lịch trình, trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa: quy định chi tiết trong hợp đồng vận chuyển, tránh tranh chấp sau này.

Cập nhật tình trạng hàng xuyên suốt quá trình giao: yêu cầu bên vận chuyển thường xuyên cập nhật lộ trình vận chuyển hàng hóa để kịp thời xử lý tình huống phát sinh.

Cân đối tải trọng, chọn loại xe phù hợp: nếu thuê xe to quá, bạn sẽ lãng phí phần không gian còn dư thừa. Nếu thuê xe nhỏ quá sẽ không chở hết hàng. Bạn cần cân đối tải trọng để lựa chọn xe phù hợp.

Trên đây Nghiệp vụ Logistics đã thông tin chi tiết tới bạn về FTL (Full Truck Load) là gì, đặc điểm, ưu nhược điểm, khi nào nên lựa chọn, giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về phương thức vận chuyển này và ứng dụng hiệu quả vào công việc của bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

By

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *