Hiện nay, việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước rất phổ biến. Trên thế giới, để thuận lợi cho các nhà xuất nhập khẩu và cơ quan quản lý mà các điều luật, chính sách cho hoạt động thương mại quốc tế ra đời. FOB là một thuật ngữ rất quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nó là một điều khoản trong bộ các điều khoản/ điều kiện thương mại quốc tế Incoterms. Hãy cùng Nghiệp vụ Logistics tìm hiểu thêm về điều kiện FOB trong xuất nhập khẩu qua bài viết sau đây.

1. FOB là gì trong xuất nhập khẩu?

Định nghĩa FOB trong xuất nhập khẩu là gì

fob là gì trong xuất nhập khẩu

FOB (Free On Board) là một trong những điều kiện giao hàng của Incoterms, trong đó quy định trách nhiệm của người bán bắt đầu từ thời điểm hàng hóa vận chuyển từ kho được xếp lên tàu tại cảng bốc hàng. Ngay sau khi hàng hóa được xếp lên tàu, trách nhiệm được chuyển cho người mua.

Ý nghĩa và vai trò của FOB

FOB xác định nơi chuyển rủi ro về việc mất mát, hư hỏng hàng hóa và chuyển giao chi phí từ người bán sang người mua
FOB giúp các bên liên quan trong giao dịch thương mại quốc tế hiểu rõ trách nhiệm của họ và các ràng buộc trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Nó giúp giảm xung đột và làm rõ người chịu trách nhiệm trong trường hợp mất mát hoặc hỏng hóc của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Review KHÓA HỌC MUA HÀNG Quốc Tế Ở Đâu Tốt Nhất

Các điều kiện giao hàng FOB incoterms 2020

  • FOB – Free on board (…named port of shipment) – Giao hàng lên tàu (…cảng bốc hàng chỉ định)
  • Điều kiện FOB có nghĩa là người bán sẽ giao hàng sau khi hàng hóa qua lan can tàu tại cảng bốc hàng được chỉ định. Nói cách khác, kể từ thời điểm này, người mua chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa.
  • Đối với FOB, người bán phải hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu và chứng từ cho tất cả hàng hóa.
  • Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu thì nên sử dụng điều kiện FCA.

Trách nhiệm của người bán và người mua khi áp dụng điều kiện FOB

Người bánNgười mua
  • Giao hàng  lên tàu tại cảng được quy định 
  • Chịu mọi chi phí, tổn thất và rủi ro trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. 
  • Làm thủ tục hải quan xuất khẩu, cấp giấy phép xuất khẩu và nộp thuế. 
  • Chuyển hóa đơn thương mại và các chứng  từ liên quan sang cho bên mua. 
  • Thông báo cho người mua rằng hàng đã được lên tàu
  • Thanh toán tiền hàng hóa
  • Chịu mọi chi phí, tổn thất và rủi ro khi hàng hóa đã được xếp lên tàu. 
  • Chịu chi phí vận chuyển hàng bằng đường biển. 
  • Mua bảo hiểm cho  lô hàng hóa 
  • Làm thủ tục hải quan nhập khẩu và nộp thuế. 

Xem thêm: EXW là gì trong xuất nhập khẩu? Cách tính giá EXW

2. Cách tính giá FOB incoterms 2020

Các yếu tố cần xem xét khi tính giá FOB

Giá FOB là giá tại cửa khẩu nước xuất khẩu bao gồm, chi phí bốc xếp hàng hóa và chi phí vận chuyển nội địa nước xuất khẩu, thủ tục xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có) và các chi phí phát sinh khác trước hi hàng lên tàu.

Giá này chưa bao gồm chi phí vận chuyển đường biển và phí bảo hiểm hàng hóa.

Công thức tính giá FOB và các ví dụ minh họa

Giá FOB = Chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng xếp hàng + Chi phí xếp hàng + Chi phí làm thủ tục xuất khẩu + Thuế + Các chi phí khác phát sinh trước khi hàng hóa lên tàu.

Bài tập về giá FOB

Doanh nghiệp X Nhập Khẩu sữa bột với số lượng 1500 hộp của một công ty ở nước ngoài với giá FOB là 2000 USD/hộp. Chi phí vận chuyển hàng bằng đường biển về cảng Cát Lái là 100USD/hộp. Chi phí bảo hiểm lô hàng là 110% giá CIF và theo điều kiện loại A. Tính giá FOB của lô hàng?

Giải

FOB = 1500 x 2000 = 3.000.000 USD

3. CIF là gì?

Định nghĩa CIF trong xuất nhập khẩu

CIF là viết tắt của Cost, Insurance, Freight (nghĩa là:tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Trong hợp đồng ngoại thương có sử dụng điều kiện giao hàng CIF thì trách nhiệm của người bán được hoàn thành khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng xuất khẩu. Tuy nhiên, người bán phải chịu phí vận chuyển và phí bảo hiểm tới cảng nhập và dỡ xuống

Các điều kiện giao hàng CIF

Điều kiện CIF thường được viết cạnh tên của một cảng biển cụ thể (thường là cảng đích).

Điều kiện này chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa Điểm chuyển giao rủi ro: Cảng bốc hàng – Tại đây người bán phải vận chuyển hàng đến cảng và xếp hàng lên tàu. Khi đó, Người bán hết trách nhiệm và sau đó Người mua chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa.

Điểm chuyển giao chi phí: Cảng dỡ hàng – Trách nhiệm chi phí của người bán hết khi hàng hóa được giao an toàn đến cảng dỡ hàng

Theo điều kiện CIF, Người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ quyền lợi cho người mua. Nếu không có quy định gì thêm trong hợp đồng, người bán mua bảo hiểm với quyền lợi cao nhất (Loại A)

Trách nhiệm của người bán và người mua khi áp dụng điều kiện CIF

Người bán Người mua  
– Vận chuyển hàng hóa đến cảng và xếp hàng lên tàu 

– Mua bảo hiểm hàng hóa với điều kiện đảm bảo tối đa

– Thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa

– Chịu trách nhiệm về mọi mất  mát,  hư hỏng đối với hàng tại cảng  xếp  hàng. 

– Thủ tục thông quan và xuất khẩu hàng

– Cung cấp thông tin, chứng từ hàng hóa cho người bán

 – Thông báo cho người mua về tình trạng hàng hóa sau khi hàng đã lên tàu và vận chuyển.

– Làm thủ tục thông quan và nộp thuế nhập khẩu hàng hóa (nếu có) 

– Nhận hàng hóa tại cảng đích 

– Mọi rủi ro đối với hàng hóa sau khi xếp lên tàu chở hàng do bên mua chịu 

– Thanh toán tiền hàng theo hợp đồng 

– Chịu chi phí Local tại cảng dỡ hàng và chi phí vận chuyển từ cảng về kho 

– Người mua phải thông báo cho người bán biết chính xác cảng dỡ hàng.

Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

4. Cách tính giá CIF

Các yếu tố cần xem xét khi tính giá CIF

Khi tính giá CIF, bạn phải xem xét đến tiền hàng, bảo hiểm, cước phí vận chuyển, và các chi phí khác (xử lý giấy tờ, thủ tục hải quan, các chi phí có liên quan)

Người bán quyết định đơn vị vận chuyển và thanh toán chi phí vận chuyển.

Công thức tính giá CIF và các ví dụ minh họa

Giá CIF = Giá FOB + cước vận chuyển đường biển + phí bảo hiểm hàng hóa đường biển

Phí bảo hiểm được xác định theo công thức sau:

CIF = (C+F) / (1-R)

I = CIF x R

Trong đó:

  • Ⅰ: Phí bảo hiểm
  • C: Giá hàng nhập khẩu (giá FOB)
  • R: Tỷ lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm xác định)
  • F: Giá cước vận chuyển

Lưu ý: Không có tỷ lệ phí bảo hiểm cụ thể nào nó tùy thuộc vào gói hàng, phương thức vận chuyển, v.v. Số tiền bảo hiểm được tính dựa trên 110% giá trị CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

Ví dụ: Công ty A nhập khẩu 1.000 chai mỹ phẩm, nước hoa từ Công ty B ở nước ngoài với giá FOB 2.000 USD/chai. Lô hàng này sẽ phải chịu phí vận chuyển là 20 USD mỗi lọ. Hàng hóa này sẽ được vận chuyển bằng đường biển. Việc giao hàng này sẽ được thực hiện theo loại bảo hiểm A. Lô hàng được bảo hiểm ở mức 110% giá CIF. Lô hàng này sẽ được vận chuyển về Cảng Hải Phòng. Tính tổng số phí bảo hiểm Công ty A phải đóng cho lần giao hàng trên.

Giải:

Số tiền bảo hiểm:

Tổng giá trị FOB (giá xuất khẩu) của hàng hóa: FOB = 1.000 chiếc x 2.000 USD = 2.000.000 USD

Tổng số tiền cước Công ty A phải trả cho Công ty B nước ngoài là: 1.000 chiếc x 20 USD = 20.000 USD

Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện cho lô này là: 0,18% = R.

Giá CIF (giá nhập khẩu) của hàng hóa được xác định

Tổng giá trị CIF của lô hàng là: CIF = (C + F) / (1 – R) = (2.000.000 +20.000) / (1 – 0,18) = 2.463.415 USD

Số tiền bảo hiểm (STBH) là = 110% x 2.463.415 = 2.709.756,5 USD.

Tính phí bảo hiểm: Giả sử tỷ lệ phí bảo hiểm của Cảng Hải Phòng là 0,37%.

Phí hàng hóa (nước hoa): STBH x R = 2.709.756,5 x 0,37% = 10.026,1 USD

Phí vận tải đường biển là 0,06%.

Phí bảo hiểm = STBH x 0,06% = 2709756,5 x 0,06% = 1.625,8539 USD

Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người chưa biết gì

5. So sánh FOB và CIF

Những điểm tương đồng và khác biệt giữa FOB và CIF

FOBCIF
Giống– Là hai điều kiện trong Incoterm thường áp dụng cho vận tải đường thủy nội địa và vận tải biển. 

– Nơi chuyển giao  rủi ro là lan can tàu tại cảng xếp hàng. 

– Người bán chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, còn người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Khác– Không cần mua bảo hiểm cho lô hàng

– Mọi trách nhiệm với lô hàng tại cảng đi do người bán chịu

– Có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm cho lô hàng

– Mọi trách nhiệm với lô hàng tại cảng đến do người bán  chịu 

Lựa chọn phù hợp giữa FOB và CIF dựa trên từng trường hợp

FOB phù hợp nhất với những công ty có kinh nghiệm xuất nhập khẩu hoặc những công ty nhập khẩu quy mô lớn.

Điều kiện FOB cho phép công ty dễ dàng kiểm soát chi phí vận chuyển, giao hàng vì việc đặt tàu do công ty lựa chọn. Điều này giúp tối ưu hóa đáng kể một khoản chi phí. Đồng thời, dễ dàng nắm bắt các thông tin lô hàng và hỗ trợ kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.

Đối với những công ty lần đầu tiên nhập khẩu hàng hóa hoặc chưa có kinh nghiệm nhập hàng hoặc mua số lượng ít thì CIF là điều kiện phù hợp nhất. Tuy nhiên, trường hợp nhập khẩu theo giá CIF sẽ cao hơn giá FOB do các chi phí đến từ người bán. Song doanh nghiệp không phải vất vả, tốn thời gian tìm kiếm đơn vị vận chuyển, đơn vị bảo hiểm, mọi trách nhiệm thuộc về người bán. Công ty của bạn không phải tốn thời gian tìm tàu và hãng bảo hiểm. Mọi trách nhiệm đều do người bán lo.

Xem thêm: Điều kiện FCA là gì? Các quy định về FCA trong Incoterms 2020

Trên đây là toàn bộ người thông tin về điều kiện FOB, cách tính giá FOB trong xuất nhập khẩu mà các bạn cần phải biết. Hiểu và nắm chắc các điều kiện FOB và CIF sẽ giúp các bạn áp dụng hiệu quả nhất trong các giao dịch xuất nhập khẩu.

5/5 - (1 bình chọn)

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *